Layerscape – Công trình văn phòng bao bọc lấy thiên nhiên

Layerscape – Công trình văn phòng bao bọc lấy thiên nhiên

Layerscape – Công trình văn phòng bao bọc lấy thiên nhiên

Layerscape – Công trình văn phòng bao bọc lấy thiên nhiên

Layerscape – Công trình văn phòng bao bọc lấy thiên nhiên
Layerscape – Công trình văn phòng bao bọc lấy thiên nhiên
Danh mục sản phẩm
Tin tức - Sự kiện

Layerscape – Công trình văn phòng bao bọc lấy thiên nhiên

Layerscape – Công trình văn phòng bao bọc lấy thiên nhiên

Mục tiêu của hoạt động sáng tạo, thiết kế kiến trúc là để cung cấp không gian sinh sống cho con người trong môi trường tự nhiên. Chính vì vậy, ranh giới giữa nhân tạo và thiên nhiên luôn cần phải cộng sinh chặt chẽ để cùng phát triển, cái này bao bọc lấy cái kia và ngược lại. Nguyên tắc chính của dự án Layerscape là việc tạo ra nhiều lớp chuyển kết nối nhau từ trong ra ngoài để tạo được cảm giác chuyển tiếp liên tục, nhẹ nhàng và không bị gián đoạn. Hiệu quả không gian thu được này bắt nguồn từ hiểu biết chuyên sâu về kiến trúc địa phương, sự kết hợp thông minh giữa các mảng hình học nhằm tạo ra không gian sử dụng với tầm nhìn và khả năng kết nối với những khu vườn trong, ngoài công trình. Qua đó, những ranh giới giữa trong-ngoài, con người-tự nhiên tồn tại mờ ảo và không rõ ràng.

Công trình Layerscape là hiện thân của chuỗi không gian sinh động, biến đổi và nối tiếp theo chiều ngang; tại một điểm nào đó, những không gian này cùng kết hợp để tạo nên mối liên hệ hài hòa và làm thỏa mãn nhu cầu con người cũng như thúc đẩy sự giao tiếp giữa con người với tự nhiên và ngược lại.

Được thiết kế cho đơn vị sản xuất thép công nghiệp, công trình văn phòng Layerscape được đặt tại một trong nhiều trong khu công nghiệp mới tại Đà Nẵng, Việt Nam. Thành phố Đà Nẵng được đặc trưng bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa với độ ẩm trung bình 75%. Khí hậu được chia làm hai mùa rõ rệt với mùa mưa bão kéo dài từ tháng 09 tới tháng 03 hàng năm cùng lượng mưa trung bình 2044mm và tốc độ gió 14m/s; mùa khô kéo dài từ tháng 04 tới tháng 08 với nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 41 độ.

Trước khi đơn vị thiết kế và chủ đầu tư tiếp xúc với nhau, khu đất đã được thiết kế và xây dựng công trình nhà máy điển hình tại các khu công nghiệp, với chi phí đắt đỏ, không có không gian xanh và không phù hợp với điều kiện khí hậu. Quy hoạch tổng thể cho thiết kế mới này bao gồm nhà máy hiện có và phần mở rộng cho tương lai – không gian trống phía sau phòng ăn hiện tại.

Kiến trúc sư tiếp cận dự án với mục đích địa phương hóa kiến trúc, phá vỡ quan niệm và thiết kế thông thường, giảm chi phí giá thành, và đảm bảo phục vụ nhu cầu sử dụng bên trong không gian bị hạn chế nhưng vẫn giữ được nguyên tắc cốt yếu.

Nằm kề những công trình công nghiệp điển hình, thiết kế hiện lên không chỉ với đặc trưng của tòa nhà văn phòng mà còn là sự giải thoát khỏi hình cạnh những chiếc cột trắng, xanh. Nó giúp lọc tiếng ồn, giảm hiện tượng khó chịu do chói, giảm đi nhịp điệu hối hả, bận rộn của hoạt động lao động và những gì còn lại là con người hòa trộn với thiên nhiên. Cảm nhận không gian này thông thường được tìm thấy trong những công trình cổ truyền trong khu vực, ví dụ như ngôi nhà phố nổi tiếng tại Hội An. Ngôi nhà điển hình này thông thường gồm ba không gian mở ở trước, giữa và sau để tận dụng hiện tượng thông gió dọc và tăng thêm kết nối tích cự với tự nhiên.

Nhóm thiết kế hiểu được nguyên lý này và đưa nó vào hiện thực một cách tinh tế, nhẹ nhàng. Công trình được bao bởi hệ thống màn che kim loại, kính và không gian đệm với sắc xanh để tách biệt “không gian ẩn nấp” khỏi nhà máy. Các không gian chức năng được dịch chuyển để tạo nên khu vườn lớn giữa công trình, qua đó làm tiền để cho nhiều lớp không gian khác, tất cả được kết nối với nhau bởi hành lang trong nhà. Không có ranh giới hiện hữu nào giữa môi trường làm việc và tự nhiên, chính vì vậy, tất cả mỗi người đều có thể tạo dựng kết nối vô hình và hữu hình với tự nhiên. Họ có thể đi dạo dọc theo hành lang trong nhà, và khi di chuyển họ có thể dễ dàng tiếp xúc với những không gian xanh và cảm nhận sự tương phản giữa ánh sáng và bóng, đôi khi cả những giọt mưa. Những đốm sáng đi vào sâu bên trong công trình qua những lỗ mở trên mái và mang tới cho con người cảm nhận về thời gian. Kiến trúc được địa phương hóa không chỉ thú vị với con mắt và còn với cả những giác quan khác của con người, làm cho con người cảm nhận được mối liên hệ giữa từng bản thể với tự nhiên.

 

Tin tức khác

backtop